Bộ môn Hóa Đại cương – vô cơ được hình thành và
phát triển qua nhiều giai đoạn với các tên gọi khác nhau.
Ngay từ những năm 30 của thế ký XX môn Hóa đại
cương – vô cơ đã được giảng dạy trong trường Y-Dược Đông Dương. Phụ trách hóa Đại
cương do quan năm Pháp là dược sĩ quân y Reydet. Giáo trình mà Reydet dựa vào
để giảng là tài liệu của Martinet. Trong buổi lên lớp, Reydet thường chỉ đọc
nguyên văn tài liệu, có khi bỏ sót mấy trang mà không biết. Phụ trách hóa Vô cơ
là trung úy Demange. Do còn trẻ, lại có năng lực nên Demange chịu khó viết bài
giảng dựa theo tài liệu của Lamirand. Khi lên lớp, Demange chỉ đọc cho sinh
viên chép bài. Khi nào để quên bài giảng ở nhà thì Demange cùng sinh viên ngồi
lại ở lớp đến khi hết giờ thì thầy giáo ký vào sổ giảng bài rồi cùng sinh viên
ra về (năm 1985, Demange trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp).
Lấy mốc là ngày thành lập Trường Đại học Dược
khoa Hà Nội (1961) thì sự hình thành của bộ môn có thể lấy theo những mốc sau:
- Bộ môn Vô cơ – Đại cương – Phân tích được
thành lập từ cuối năm 1955, đầu năm 1956 nhưng đến ngày 26/12/1966 mới có Quyết
định số 1060/BYT-QĐ công nhận Vô cơ – Đại cương – Phân tích là một bộ môn.
- Cuối năm 1971, Hội nghị chương trình của
trường quyết định sát nhập Bộ môn Hóa lý với Bộ môn Vô cơ – Đại cương thành Bộ
môn Vô cơ – Đại cương – Hóa lý. Quyết định thành lập Bộ môn Vô cơ – Đại cương –
Hóa lý được Bộ Y tế ký ngày 17/8/1976.
- Năm 2002, Tổ Hóa lý tách ra và Bộ môn Hóa Đại
cương – vô cơ được thành lập theo Quyết định số 319 DHN-TC ký ngày 25/10/2002.
Quá trình thành lập và phát triển của Bộ môn
trải qua nhiều giai đoạn cũng gắn liền với sự biến động liên tục của đội ngũ
cán bộ giảng dạy, anh chị em kỹ thuật viên của Bộ môn. Với một số ít các thầy
cô ngày đầu thành lập, cùng với sự phát triển của nhà trường, Bộ môn được bổ
sung thêm các thầy cô về giảng dạy và công tác tại Bộ môn. Và cũng do yêu cầu
công tác kết hợp với hoàn cảnh gia đình mà nhiều thầy cô có mặt ở Bộ môn trong
những ngày đầu thành lập lại thuyên chuyển công tác về các trường, các cơ quan
khác. Nhiều thầy cô được cử đi đào tạo để được nâng cao về trình độ chuyên môn
và học vị ở nước ngoài và trong nước lại quay về tiếp tục công tác, làm việc
tại Bộ môn. Chính nhờ vậy mà đội ngũ cán bộ của Bộ môn đã không ngừng lớn mạnh,
đóng góp phần không nhỏ của mình vào sự phát triển lớn mạnh của nhà trường.