Thông tin đơn vị - THÔNG TIN ĐƠN VỊ - Cổng thông tin Đại Học Dược

Thông tin đơn vị (08/01/2017)

 

BỘ MÔN HÓA ĐẠI CƯƠNG – VÔ CƠ

 

1. Thông tin giao dịch của đơn vị

Tên:

Bộ môn Hóa Đại cương – Vô cơ

Tên tiếng Anh: 

Department of General and Inorganic Chemistry

Điện thoại:

02439330528

  Fax

Không có

Email:

bm.hoadaicuong@hup.edu.vn

  Website:

Không có

Trưởng Bộ môn:

TS. Lê Đình Quang

Email:

quangld@hup.edu.vn

 

2. Quá trình hình thành và phát triển

 

Bộ môn Hóa Đại cương – vô cơ được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn với các tên gọi khác nhau.

 

Ngay từ những năm 30 của thế ký XX môn Hóa đại cương – vô cơ đã được giảng dạy trong trường Y-Dược Đông Dương. Phụ trách hóa Đại cương do quan năm Pháp là dược sĩ quân y Reydet. Giáo trình mà Reydet dựa vào để giảng là tài liệu của Martinet. Trong buổi lên lớp, Reydet thường chỉ đọc nguyên văn tài liệu, có khi bỏ sót mấy trang mà không biết. Phụ trách hóa Vô cơ là trung úy Demange. Do còn trẻ, lại có năng lực nên Demange chịu khó viết bài giảng dựa theo tài liệu của Lamirand. Khi lên lớp, Demange chỉ đọc cho sinh viên chép bài. Khi nào để quên bài giảng ở nhà thì Demange cùng sinh viên ngồi lại ở lớp đến khi hết giờ thì thầy giáo ký vào sổ giảng bài rồi cùng sinh viên ra về (năm 1985, Demange trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp).

 

Lấy mốc là ngày thành lập Trường Đại học Dược khoa Hà Nội (1961) thì sự hình thành của bộ môn có thể lấy theo những mốc sau:

- Bộ môn Vô cơ – Đại cương – Phân tích được thành lập từ cuối năm 1955, đầu năm 1956 nhưng đến ngày 26/12/1966 mới có Quyết định số 1060/BYT-QĐ công nhận Vô cơ – Đại cương – Phân tích là một bộ môn.

- Cuối năm 1971, Hội nghị chương trình của trường quyết định sát nhập Bộ môn Hóa lý với Bộ môn Vô cơ – Đại cương thành Bộ môn Vô cơ – Đại cương – Hóa lý. Quyết định thành lập Bộ môn Vô cơ – Đại cương – Hóa lý được Bộ Y tế ký ngày 17/8/1976.

- Năm 2002, Tổ Hóa lý tách ra và Bộ môn Hóa Đại cương – vô cơ được thành lập theo Quyết định số 319 DHN-TC ký ngày 25/10/2002.

Quá trình thành lập và phát triển của Bộ môn trải qua nhiều giai đoạn cũng gắn liền với sự biến động liên tục của đội ngũ cán bộ giảng dạy, anh chị em kỹ thuật viên của Bộ môn. Với một số ít các thầy cô ngày đầu thành lập, cùng với sự phát triển của nhà trường, Bộ môn được bổ sung thêm các thầy cô về giảng dạy và công tác tại Bộ môn. Và cũng do yêu cầu công tác kết hợp với hoàn cảnh gia đình mà nhiều thầy cô có mặt ở Bộ môn trong những ngày đầu thành lập lại thuyên chuyển công tác về các trường, các cơ quan khác. Nhiều thầy cô được cử đi đào tạo để được nâng cao về trình độ chuyên môn và học vị ở nước ngoài và trong nước lại quay về tiếp tục công tác, làm việc tại Bộ môn. Chính nhờ vậy mà đội ngũ cán bộ của Bộ môn đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp phần không nhỏ của mình vào sự phát triển lớn mạnh của nhà trường.  

 

 

3. Các hình thức thi đua khen thưởng đã đạt được

 

Làm nên những thành tích to lớn đóng góp vào sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của Bộ môn là sự phấn đấu, cố gắng liên tục của nhiều thế hệ cán bộ đã và đang làm việc, công tác tại Bộ môn. Rất nhiều CBVC của Bộ môn đã đạt được những danh hiệu cao quí, những thành tích thi đua đáng trân trọng.

- Tập thể Bộ môn được nhận bằng khen của Bộ Y tế năm 2006, nhiều năm lien tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.

- GS. Đàm Trung Bảo được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

- PGS. TSKH. Lê Thành Phước được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

- PGS. TS. Phan Túy được tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

- TS. Lê Thị Kiều Nhi được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục

Nhiều cán bộ của Bộ môn đã liên tục được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền như: GS. Đàm Trung Bảo, PGS. TSKH. Lê Thành Phước, PGS. TS. Phan Túy; tất cả CBVC của bộ môn đều đạt danh hiệu Lao động tiên tiến hằng năm.  

 

 4. Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn qua các thời kỳ

 

Trưởng bộ môn qua các thời kỳ:  

ảnh thầy bảo.jpg 

 

 

GS. Đàm Trung Bảo

(1965 - 1995)

ảnh thầy phước.jpg 

 

 

PGS.TSKH. Lê Thành Phước

(1995 - 2008)

ảnh cô nhi.jpg 

 

 

TS. Lê THị Kiều Nhi

(2008 - 2012)

ảnh cô Nhung.jpg 

 

 

TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung

(2013 - 2016)

 Ảnh chân dung.jpg TS. Lê Đình Quang

(2020 - Nay)

 

 

 

 

 

 

Phó trưởng bộ môn qua các thời kỳ:

PGS. TSKH. Lê Thành Phước

1983 - 1995

TS. Lê Thị Kiều Nhi

2004 - 2008

TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung

2010 -2013

ThS. Lê Đình Quang

2016 – 2020

5. Cán bộ, viên chức hiện nay  

 

TS. Lê Đình Quang

Trưởng Bộ môn

TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung

Giảng viên

TS. Nguyễn Thị Ngọc Hà

Giáo vụ sau đại học

ThS. Trần Đình Nghĩa

Giáo vụ đại học

ThS. Nguyễn Phương Nhung

Giảng viên

ThS. Mai Xuân Bách

Giáo tài Bộ môn

Nguyễn Nhật Tân

Kỹ thuật viên

Nguyễn Đức Lượng

Kỹ thuật viên

Vũ Thị Huệ

Kỹ thuật viên

 

  

6. Chức năng nhiệm vụ được giao

6.1.Chức năng

 

Bộ môn Hóa đại cương-Vô cơ có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Hóa đại cương-Vô cơ, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.

 

 6.2. Nhiệm vụ

 1. Hoạt động đào tạo:

* Các môn học được phân công giảng dạy:

- Chuyên đề đào tạo sau đại học cho hệ đào tạo: Sau đại học (cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II, nghiên cứu sinh).

- Hóa đại cương - Vô cơ; Chuyên đề tự chọn cho hệ đào tạo: Đại học chính quy, liên thông, văn bằng hai, cao đẳng.

- Hóa phân tích 1 cho hệ đào tạo: Trung cấp chính quy, trung cấp tại chức.

* Nhiệm vụ:

- Xác định học thuật của Bộ môn phù hợp với mục tiêu đào tạo chung của nhà trường.

- Xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công.

- Biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn thực tập, bài giảng các môn học được phân công.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy các môn học do nhà trường giao. Phân công giảng dạy, đảm bảo chất lượng và tiến độ giảng dạy các môn học, học phần được giao.

- Hướng dẫn chuyên đề nghiên cứu khoa học, khoá luận cho sinh viên, luận văn cho học viên cao học, luận án cho nghiên cứu sinh.

- Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tổ chức dự giờ giảng của các cán bộ giảng dạy trong Bộ môn.

- Tổ chức đánh giá kết quả học tập của sinh viên: làm ngân hàng đề thi, làm đề thi hết các học phần và chấm thi các học phần. Xây dựng phương pháp và tổ chức đánh giá phù hợp với đặc thù các môn học Bộ môn được phân công giảng dạy. Lưu trữ kết quả thi và kiểm tra các môn học do Bộ môn phụ trách theo đúng quy chế đào tạo và quy định của nhà trường.

- Tham gia các công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.

2. Hoạt động khoa học công nghệ:

- Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án triển khai sản xuất thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.

- Tổ chức hội nghị khoa học của bộ môn, tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học của trường, trong nước và nước ngoài.

- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu khoa học vào hoạt động sản xuất và đời sống theo kế hoạch của nhà trường.

3. Nhiệm vụ khác:

- Góp phần xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển chung của nhà trường, của ngành.

- Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.

 

7. Phân công nhiệm vụ CBVC trong đơn vị

 

7.1. Trưởng bộ môn: chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động giảng dạy, NCKH của bộ môn. Triển khai thực hiện các kế hoạch giảng dạy và các chủ trương trong năm học của nhà trường. Xây dựng quy hoạch phát triển và định hướng học thuật của bộ môn. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cho cán bộ trong bộ môn. Được hưởng phụ cấp chức vụ và miễn giảm giờ giảng theo tiêu chuẩn. 

7.2. Giáo vụ bộ môn: Cùng với phụ trách bộ môn điều hành các hoạt động về đào tạo, NCKH của bộ môn. Trực tiếp phụ trách công tác giáo vụ của bộ môn. Thay mặt phụ trách bộ môn khi cần thiết. Được miễn giảm giờ giảng theo tiêu chuẩn.

7.3 Giáo tài bộ môn: Quản lý toàn bộ trang thiết bị, máy móc, vật tư và hoá chất của bộ môn. Lập dự trù và có kế hoạch lĩnh nguyên liệu và hoá chất cho các đợt thực tập. Được miễn giảm giờ giảng theo tiêu chuẩn.

7.4. Các giảng viên trong bộ môn: Thực hiện nhiệm vụ giảng viên theo qui định: số giờ giảng và giờ NCKH chuẩn. Mỗi giảng viên có nhiệm vụ phấn đấu để giảng lý thuyết toàn bộ giáo trình của bộ môn. Tham gia hoặc chủ trì các đề tài NCKH từ cấp cơ sở trở lên. Được đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường và yêu cầu học thuật của bộ môn.

7.5. Các kỹ thuật viên trong bộ môn: Có trách nhiệm cùng giảng viên thực hiện các học phần thực hành tại các phòng thí nghiệm: Chuẩn bị hoá chất, thuốc thử, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm…Cùng với giảng viên lập dự trù nguyên liệu, hoá chất cho mỗi đợt thực tập sát với thực tế yêu cầu. Có trách nhiệm và đôn đốc việc vệ sinh phòng thí nghiệm và sắp xếp dụng cụ, hoá chất vào đúng nơi quy định. Phối hợp cùng giảng viên trong việc thực hiện các đề tài NCKH theo yêu cầu của chủ nhiệm đề tài. Thực hiện chế độ trực nhật bộ môn theo tuần. Kỹ thuật viên được hưởng các quyền lợi về làm thêm giờ, về chế độ trả công lao động trong các đề tài NCKH, được đi học để nâng cao trình độ.

 

 

 

 

Các tin đã đưa ngày: