THÔNG TIN ĐƠN VỊ - THÔNG TIN ĐƠN VỊ - Cổng thông tin Đại Học Dược

THÔNG TIN ĐƠN VỊ (07/05/2015)

1.Thông tin giao dịch của đơn vị
 

Tên tiếng Việt: Bộ môn Hóa Sinh 

 

Tên tiếng Anh: Department of Biochemistry 

 

Điện thoại: 04.39330532         Fax: 84.438264464 ; 84.438254539 

 

Email: bm.hoasinh.hup.edu.vn,      Website: http://www.hup.edu.vn

  
Trưởng Bộ môn: PGS. TS. Phùng Thanh Hương Email: huongpt@hup.edu.vn
 
 2. Qúa trình hình thành và phát triển 
 

      Bộ môn Hóa Sinh thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội, được thành lập năm 1966 với tiền thân là bộ môn Sinh Hóa Trường Đại học Y Dược khoa. Cơ sở vật chất với 5 gian phòng tầng 1 dãy nhà các phòng thí nghiệm khoa học của bộ môn trước đây ở 13-15 phố Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chủ nhiệm bộ môn đầu tiên là Dược sĩ Đặng Hanh Phức. Trong những năm đầu Bộ môn giảng dạy đào tạo môn Sinh hóa y học và một số lớp dược sĩ xét nghiệm sinh hóa. Sau những năm 1970 bộ môn chỉ còn giảng dạy môn sinh hóa cho các lớp Dược sĩ đại học. Những năm 1980 ngoài môn Sinh hóa bộ môn giảng thêm môn Y sinh học phân tử cho các lớp dược sau đại học. Tiếp tục như vậy đến năm 2007, Bộ môn đã xây dựng lại môn Hóa sinh và môn Hóa sinh lâm sàng để giảng dạy cho sinh viên đại học và cao đẳng dược theo hệ thống tín chỉ. Ngày 19 tháng 5 năm 2009 Nhà trường đã có quyết định đổi tên thành bộ môn Hóa sinh với nhiệm vụ giảng dạy các môn học về Hóa sinh và Sinh học phân tử ở bậc đại học và sau đại học với 6 chuyên ngành trong đó có chuyên ngành Hóa sinh dược. Ngay sau đó, hàng năm, bộ môn đã tổ chức giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo chính thức và còn giảng dạy nhiều chuyên đề tự chon cho sinh viên năm thứ 3 Cao đẳng và năm thứ 5 đại học chính quy (Hóa sinh thực vật đại cương, Công nghệ sinh học dược đại cương, Tương tác gen thực phẩm thuốc, Biện luận hóa sinh lâm sàng…) xây dựng được 2 môn học cho đào tạo cao học và chuyên khoa cấp 1, cấp 2 dược học (Sinh học phân tử và Gen dược học) và hơn 20 môn học cho lớp cao học và chuyên khoa chuyên ngành Hóa sinh dược (Hóa sinh nâng cao, Kỹ thuật sinh học phân tử, Hóa sinh thực vật, Kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh lâm sàng, Công nghệ sinh học dược chất, Công nghệ enzyme, Hóa sinh dinh dưỡng và thực phẩm chức năng..). Đặc biệt năm 2009, Bộ môn cũng đã xây dựng mới 6 môn học mới (như là Hóa sinh phân tử dược, Công nghệ sinh học phát triển..) có tính chuyên sâu tương ứng với 12 tín chỉ, để đào tạo Nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa sinh dược. Hầu hết các môn học được bộ môn thiết kế và tổ chức giảng dạy là dựa trên nhu cầu đào tạo của người học vì vậy ngay sau khi xây dựng xong là đã tiến hành tổ chức giảng dạy ngay và thực tế đã có những thành công bước đầu.

       Hiện nay, Bộ môn Hóa sinh đã có những trang thiết bị máy móc dùng cho đào tạo và nghiên cứu khoa học khá hiện đại và vẫn không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Hiện tại, đội ngũ nhân lực với 8 giảng viên (trong đó có 3 giảng viên cao cấp (PGS.TS.), 1 giảng viên chính (TS.) và 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 1 giảng viên kiêm nhiệm (PGS.TS.)), 2 kỹ thuật viên, cùng nhiều giảng viên thỉnh giảng ở các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, công ty dược tham gia cùng Bộ môn Hóa sinh giảng dạy đào tạo và nghiên cứu khoa học về Hóa sinh và Sinh học phân tử cho các cấp học khác nhau.

3. Các hình thức thi đua khen thưởng đã đạt được    
 

- Cờ thi đua đạt danh hiệu Tổ lao động Xã hội chủ nghĩa 12 năm liền từ 1972-1984. Bộ môn Hóa sinh luôn đạt danh hiêu tập thể lao động tiên tiến 

Đạt danh hiệu TTLĐXS các năm 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020

Được nhận bằng khen của BYT năm 2016, 2018, 2020


4. Trưởng/phụ trách và phó trưởng Bộ môn qua các thời kỳ

 

Trưởng/phụ trách bộ môn qua các thời kỳ 

 
 

 

 

GS.NGƯT. Đặng Hanh Phức

(1963-1992)

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng

(1992-2007)

PGS.TS. Nguyễn Văn Rư
 
(2007-2019)

PGS. TS. Phùng Thanh Hương

(2020-hiện tại)

 
 
 

- Phó trưởng Bộ môn qua các thời kỳ 

 

 + GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (1988-1992)​    

 + PGS. TS. Đào Kim Chi (1996-2007)

 + PGS.TS. Phùng Thanh Hương (2010-2019)
 

Cán bộ viên chức hiện nay

 DANH SÁCH CÁN BỘ GIẢNG VIÊN, KỸ THUẬT VIÊN BỘ MÔN HÓA SINH
huong.png
Trưởng bộ môn
Giảng viên cao cấp
PGS.TS. Phùng Thanh Hương

 
  

Giảng viên cao cấp
PGS.TS Nguyễn Văn Rư
 
Giảng viên cao cấp
PGS. TS. Nguyễn Thị Lập
Giảng viên chính
TS. Đào Thị Mai Anh
Giảng viên
TS. Nguyễn Xuân Bắc
 
Giảng viên
ThS. Mai Văn Hiên
 
IMG_7647.jpg 
Giảng viên
ThS. Nguyễn Thị Mai Hương
Kỹ thuật viên
DSTH.  Phạm Thị Bích Du
Kỹ thuật viên
DSTH. Phạm Thị Kim Thoa
 
 

6. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn

 
 6.1 Chức năng:
 

    Bộ môn Hoá sinh có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt các môn học về Hóa sinh và Sinh học phân tử, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với chuyên môn về Hóa sinh và Sinh học phân tử. Tham gia các hoạt động tư vấn trong ngành về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ môn. Quản lý viên chức bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên. 

6.2 Nhiệm vụ:
    6.2.1. Hoạt động đào tạo: Bộ môn được phân công giảng dạy các môn học: Hóa sinh và Sinh học phân tử cho hệ đào tạo:  Đại học, Chuyên khoa, Cao học và Tiến sĩ. 
 

 Nhiệm vụ cụ thể:

 
       - Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết các môn học, học phần được phân công phù hợp với các hệ đào tạo.
 
       - Đề xuất, biên soạn, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập,bài giảng liên quan đến các môn học của bộ môn.
 
       - Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do nhà trường giao cho: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ trong chương trình, kế hoạch đã được nhà trường phê duyệt.
 
      - Hướng dẫn chuyên đề, khoá luận, luận văn, luận án.
 
      - Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Tổ chức dự giờ giảng của giảng viên, lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên.
 

       - Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tổ chức đánh giá, quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.

        - Tham gia cùng nhà trường thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên quốc tế theo yêu cầu của nhà trường.
 
     6.2.2. Hoạt động khoa học công nghệ:
 

         - Đề xuất, đăng ký, đấu thầu chủ trì đề tài khoa học phù hợp với phương hướng học thuật của bộ môn. Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ viên chức của bộ môn tham gia thực hiện các đề tài khoa học đã được phê duyệt.
         - Tổ chức hội nghị khoa học của bộ môn, tham gia báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học của trường, trong nước và nước ngoài.

         - Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội theo kế hoạch của nhà trường.
 

     6.2.3. Nhiệm vụ khác:

         - Tham gia xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của nhà trường, của ngành
         - Tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng
 
         - Tham gia các hoạt động đoàn thể, các nhiệm vụ khác do nhà trường giao.
 

7. Phân công nhiệm vụ CBVC trong bộ môn

 
7.1. Trưởng Bộ môn
 
     -  Điều hành các mặt hoạt động của Bộ môn (đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý). Xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch hoạt động của Bộ môn.
     - Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Hiệu trưởng về hoạt động của Bộ môn, chịu sự quản lý và chỉ đạo của BGH.
     - Tham mưu cho BGH, đề xuất việc đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật CBVC trong Bộ môn  
     -  Phối hợp hoạt động với các đơn vị, tổ chức đoàn thể khác trong Trường.

     - Quản lý CBVC, tài sản, tài chính của Bộ môn theo quy định. 

 

7.2. Phó trưởng Bộ môn

 
     - Giúp trưởng Bộ môn quản lý, điều hành các mặt hoạt động của Bộ môn.
      - Được ủy quyền quản lý khi Trưởng bộ môn vắng mặt.

 

7.3. Giáo vụ sau đại học Bộ môn và Chuyên ngành Hóa sinh Dược 

   - Giúp trưởng Bộ môn quản lý, điều hành các các công tác hoạt động về đào tạo sau đại học của Bộ môn và của Chuyên ngành Hóa sinh dược.
 

   - Thực hiện công tác giáo vụ sau đại học.

 

7.4. Giáo tài Bộ môn

      Quản lý (dự trù, xuất, nhập, đề xuất, khai thác, hướng dẫn sử dụng, bảo quản...) hóa chất, trang, thiết bị, dụng cụ thực tập và nghiên cứu của Bộ môn.
 

7.5. Giảng viên

 
     - Giảng dạy các hệ đào tạo theo sự phân công của trưởng Bộ môn.
 
     - Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
 
     - Tham gia biên soạn giáo trình tài liệu học tập, tài liệu chuyên môn 
 
     - Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
 
7.6. Kỹ thuật viên

   - Có trách nhiệm cùng giảng viên thực hiện các học phần thực hành tại các phòng thí nghiệm: Chuẩn bị hoá chất, thuốc thử, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm…
   - Cùng với giảng viên lập dự trù nguyên liệu, hoá chất cho mỗi đợt thực tập sát với thực tế yêu cầu.
   - Có trách nhiệm và đôn đốc việc vệ sinh phòng thí nghiệm và sắp xếp dụng cụ, hoá chất vào đúng nơi quy định.
   - Phối hợp cùng giảng viên trong việc thực hiện các đề tài NCKH theo yêu cầu của chủ nhiệm đề tài.
   - Thực hiện chế độ công tác trực nhật trong bộ môn.
 
 
 

Các tin đã đưa ngày: